Cattour

Điểm đến

Cung điện Gyeonghuigung – Tìm hiểu cung điện lớn thứ 4 trong ngũ cung ở Seoul

31/01/2019

Cung điện Gyeonghuigung, một trong ngũ cung ở thủ đô Seoul với diện tích rất rộng lớn, nhưng qua thời gian, qua chiến tranh, tất cả làm nên lịch sử đằng sau khu cung điện Gyeonghuigung và cũng để lại rất nhiều thiệt hại nặng nề, khi bây giờ phần diện tích khôi phục chỉ đạt được khoảng hơn 30% so với ban đầu. Hãy tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh cung điên Gyeonghuigung nhé.

Cung điện Gyeonghuigung, một trong năm cung điện lớn được xây dựng từ thời Joseon, đã từng là khu cung điện thứ 2, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của nhà vua, và cũng là một nơi an toàn để có thể lui tới ẩn nấp trong những trường hợp khẩn cấp. Trong hơn 200 năm, có tới mười vị vua đã từng  tới đây nghỉ ngơi tại cung điện Gyeonghuigung.
 
Cung điện Gyeonghuigung, cung điện lớn thứ 4 trong ngũ cung ở Seoul
Cung điện Gyeonghuigung, cung điện lớn thứ 4 trong ngũ cung ở Seoul
 

1. Những thông tin chi tiết bạn nên biết khi tham quan Cung điện Gyeonghuigung

  • Công trình xây dựng cung điện Gyeonghuigung được bắt đầu khởi công vào đầu năm 1617, và cũng là trong năm cầm quyền trị vì thứ 9 của vua Gwanghaegun dưới triều đại Joseon, ông trị vì đất nước từ năm 1608 đến năm 1623.
  • Trước năm 1760, cung điện được gọi là Gyeongdeokgung hay Seogwol, có nghĩa là cung điện ở phía tây. Đến năm 1760, cung điện được đổi tên chính thức thành Gyeonghuigung.
Nhìn trên cao toàn cảnh cung điện  Gyeonghuigung
Nhìn trên cao toàn cảnh cung điện  Gyeonghuigung
 
  • Điện Sungjeongjeon và điện Jajeongjeon là nơi được nhà vua và quan triều đình sử dụng cho các buổi họp, tấu trình liên quan đến các việc triều chính. Trong thời gian rảnh rỗi, nhà vua sẽ sử dụng khu điện này như là phòng cá nhân của riêng mình.
  • Trong cung điện Gyeonghugung còn có một cây cầu nhỏ tên là cầu Geumcheongyo, cây cầu này có thể bắc qua con suối Geumcheon gần lối vào ở phía trước của Bảo tàng Lịch sử Seoul bây giờ.
Cây cầu nhỏ Geumcheongyo
Cây cầu nhỏ Geumcheongyo
 
  • Đến đầu những năm 1900, khoảng 100 các cung, phòng, khu vực,… tổng hợp tạo nên một cung điện Gyeonghuigung rộng lớn. Cho đến khi Hàn Quốc lúc đó bị Nhật Bản chiếm đóng, hầu hết các điện, dãy nhà đã bị phá hủy hoặc dỡ bỏ để tạo chỗ xây dựng các trường học cho trẻ em Nhật Bản
Ghế để vua họp triều đình của những thế kỉ trước
Ghế để vua họp triều đình của những thế kỉ trước
 
  • Vào những năm 1990, công việc tái thiết được bắt đầu để khôi phục lại cung điện Gyeonghuigung với mong muốn nó có thể trở lại là nơi phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của vua chúa và hoàng tộc, trở lại với thời kỳ huy hoàng trước đây. Công việc khôi phục đã dựng lại đươc nhiều cổng vào, nhiều khu điện nhưng nó vẫn chưa thể lấy lại cái hồn trước đây, chúng trông vẫn quá khác so với thiết kế, kiến trúc thuở ban đầu. Đến năm 2002, cung điện Gyeonghuigung được mở cửa trở lại để mọi người có thể tham quan.
 
Lối kiến trúc cổ kính nhưng được gìn giữ và bảo tồn rất tốt của cung điện
Lối kiến trúc cổ kính nhưng được gìn giữ và bảo tồn rất tốt của cung điện
 

2. Những khu tham quan ở Cung điện Gyeonghuigung

  • Geumcheongyo Bridge
Cầu Geumcheongyo là cây cầu đá được xây dựng vào năm 1619 dưới thời trị vì của vua Gwanghaegun, cây cầu nằm phía bên kia của một con suối gần lối vào Bảo tàng Lịch sử Seoul. Con suối đó được gọi là suối Geumcheon, chạy qua cây cầu Geumcheongyo và cổng Heunghwamun, cổng trước của cung điện.
  • Heunghwamun Gate
Cổng Heunghwamun là cổng trước của Cung điện Gyeonghuigung. Khi được xây dựng, nó nằm về hướng đông và vị trí của nó lúc đó chính xác là vị trí của tòa nhà Salvation Army bây giờ. Năm 1932, trong thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản, cổng  Heunghwamun được chuyển đến một ngôi đền có tên Bangmunsa
  • Jajeongjeon Hall
Điện Jajeongjeon là điện được nhà vua sử dụng cho các cuộc họp với triều đình và cũng được sử dụng cho mục đích cá nhân của riêng ông như một phòng  khách. Trong khu điện này, nhà vua còn tổ chức các cuộc thi, đánh giá học lực
  • Seoam Rock
Seoam Rock, phía sau Điện Taeryeongjeon, là một khối đá lớn nổi tiếng với hình dáng có nó, từ khối đá còn có cả một dòng suối chảy qua. Ban đầu, nó được gọi là Wangam có nghĩa là "Đá của Vua", đó là lý do tại sao người ta tin rằng tại đây vua Gwanghaegun đã xây dựng lên Cung điện Gyeonghuigung.
  • Sungjeongjeon Hall
Điện Sungjeongjeon là điện chính của Cung điện Gyeonghuigung. Tại nơi đây, nhà vua tổ chức nhiều cuộc họp quan lại vào buổi sáng. Điện cũng được sử dụng cho các bữa tiệc hoàng tộc và chiêu đãi cho các quan lại cũng như quan lại của các nước bạn
  • Taeryeongjeon Hall
Điện Taeryeongjeon nằm ở một góc sau của cung điện Gyeonghuigung. Nó chứa bức chân dung của vua Yeongjo, người trị vì đất nước Hàn Quốc từ năm 1724 đến khi ông qua đời vào năm 1776.
 
 
Tạ Thư/Hanquoctravel.vn - Ảnh: Internet

Xem thêm: Hàn Quốc Cung điện Gyeonghuigung

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục