Cattour

Điểm đến

Cung điện Changgyeonggung – Tìm hiểu về cung điện lớn thứ 3 ở Seoul

31/01/2019

Tiếp tục với series các bài viết về  các cung điện, cũng là những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Seoul thì tất nhiên, chúng ta không thể bỏ qua cung điện Changgyeonggung hay còn gọi là Xương Khánh Cung.

Cung điện Changgyeonggung, nằm ở trung tâm Seoul, cung điện này đã được sử dụng làm nơi ở cho hoàng thất và là cung điện phụ cho Thái hậu và Thái thượng hoàng có thể lui tới nghỉ ngơi.
 
Cung điện Changgyeonggung thực chất ban đầu có tên là Suganggung, được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1104, trong suốt thời gian trị vì của Vua Sukjong, triều đại Goryeo
 
 
Vào năm 1392, đầu triều đại Joseon, thủ đô của Hàn Quốc đã được chuyển từ Kaesong, ngày nay là Bắc Triều Tiên, đến Seoul, được gọi dưới cái tên Hanyang. Vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, vua Taejo, đã ở lại cung điện Changgyeonggung trong suốt quá trình xây dựng  Cung điện chính Gyeongbokgung gần đó.
 
Những thông tin chi tiết bạn nên biết khi tham quan Cung điện Changgyeonggung:
  • Đóng cửa vào thứ 2
  • Năm 1418, vua Sejong đã xây dựng khu điện mới dành cho cha của ông – vua Teajong tại vị trí này. Sau đó từ năm 1483 đến năm 1484, vua Seongjong tiếp tục mở rộng diện tích cá khu điện để làm chỗ ở cho những góa phụ của Sejo, từ thời điểm đó nơi này chính thức được gọi là cung điện Changgyeonggung.
 
  • Cung điện Changgyeonggung, cùng với Cung điện Changdeokgung, được gọi chung là Donggwol, hay Cung điện phía Đông. Hai cung điện cùng có chung khu vườn phía sau
  • Các cung điện khác của triều đại Joseon ở Seoul được xây dựng theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của hoàng gia về thiết kế, về phong thủy phải đúng theo hướng Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt là cung điện Changgyeonggung được xây dựng khác biệt hẳn, nó có thiết kế kiến trúc được tự do hơn và hướng của cung điện là theo hướng đông tây, hướng địa lý, phong thủy thường thấy dưới triều đại Goryeo.
 
  • Myeongjeongjeon, khu chín, Cổng Myeongjeongmun và Cổng Honghwamun, mỗi mặt hướng về phía núi Naksan ở phía đông. Trong khi đó, thường thì các công trình dưới thời triều đại Joseon tại thời điểm này phải hướng mặt về phía nam.
 
  • Việc thiếu không gian sống tại cung điện lớn thứ hai, cung điện Changdeokgung đã buộc cung điện Changgyeonggung phải sử dụng làm chỗ ở cho hoàng tộc. Nhiều công chúa và phi tần đã sống ở cung điện Changgyeonggung này.
  • Cung điện Changgyeonggung đã từng bị phá hủy bởi hỏa hoạn trong cuộc xâm lược của Nhật Bản từ năm 1592 đến 1598.
 
  • Vào năm 1616, cung điện đã được xây dựng , khôi phục lại bắt đầu từ điện Myeongjeongjeon, Cổng Myeongjeongmun và Cổng Honghwamun. Đây cũng chính là những phần kiến trúc cổ kính nhất đang được bảo tồn và gìn giữ của cung điện Changyeonggung.
 
  • Một trong những sự kiện thú vị và nổi tiếng nhất xảy ra trong khuôn viên Cung điện Changgyeonggung là vụ giết Thái tử Sado. Thái tử Sado, là con trai của Vua Yeongjo, bị bệnh tâm thần và thường giết người một cách vô cớ. Lúc đó, mọi người trong hoàn thất đều lo lắng về việc để Thái tử Sado lên kế vị ngai vàng. Để ngăn chặn việc này xảy ra, vua Yeongjo đã áp tải con trai mình – Thái tử Sado tới Cổng Seonninmun ở phí đông của cung điện. Thái tử Sado bị nhốt trong một chiếc quan tài gạo sau đó thì chết ở trong đó.
 
  • Vợ của Thái tử Sado, dù biết sự việc nhưng đã giấu kín bí mật này cho đến khi vua Yeongjo qua đời. Sau này bà đã tiết lộ bí mật này trong cuốn hồi ký của mình
  • Con trai của Thái tử Sado là Jeongjo sau đó đã kế vị ngai vàng, trở thành vị vua tiếp theo dưới triều đại Joseon sau cái chết của vua Yeongjo. Ông trở thành một vị vua vĩ đại trong lịch sử của Hàn Quốc, sau này ông còn cho xây dựng pháo đài Hwaseong để tưởng nhớ và lưu giữ hài cốt người con trai bị ám sát của mình
 
 
Mỗi cung điện mà chúng ta tìm hiểu đều ẩn chứa sau đó là cả một bề dày lịch sử, những biến cổ đã diễn ra từ hàng trăm, hàng thế kỉ trước, nhưng những nét đẹp vẫn luôn còn hiện hữu ở cung điện lớn thứ 3 ở Seoul, cung điện Changgyeonggung
 
Tạ Thư/Hanquoctravel.vn - Ảnh: Internet

Xem thêm: Hàn Quốc Cung điện Changgyeonggung

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục